Nhà xưởng khung thép tiền chế được thi công dựa trên những khung thép sản xuất sẵn từ nhà máy rồi tiến hành lắp đặt ngay tại công trường. Hiện nay loại công trình này đang dần trở thành xu thế xây dựng. Vậy nhà có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm của nhà là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
Những thông tin cơ bản về nhà xưởng khung thép tiền chế
Nhà xưởng công nghiệp thường được xây dựng bằng kết cấu thép bởi đây là giải pháp tối ưu nhất. Từ khi phương pháp xây dựng nhà xưởng công nghiệp này ra đời thì dần thay thế cho kiểu xây dựng truyền thống.
Điển hình là các công trình nhà xưởng, nhà để xe, nhà kho, văn phòng, … được xây theo kiểu nhà tiền chế đang ngày càng phát triển.
Một nhà xưởng khung thép tiền chế có những thông số cơ bản sau:
- Khẩu độ: là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng khung thép tiền chế.
- Bước cột: là khoảng cách giữa các cột nhà xưởng theo phương dọc. Bình thường bước cột có khoảng cách từ 6 – 12 mét.
- Chiều cao nhà xưởng: là chiều cao cột biên. Thông số này ảnh hưởng đến độ thông thoáng của nhà xưởng.
- Độ dốc của mái: dao động trong khoảng 10 – 30% để đảm bảo việc thoát nước khi trời mưa.
- Tải trọng nền nhà: phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nhà xưởng khung thép tiền chế là gì: bố trí xe hàng, máy móc, xe chuyên chở, …
- Tải trọng mái nhà: gồm có tải trọng của các yếu tố như tôn lợp mái, hệ thống thông gió, tấm cách nhiệt, cầu trục, trần giả, …

Cấu tạo nhà xưởng tiền chế
Nhà xưởng tiền chế được lắp ráp từ những cấu kiện được sản xuất sẵn. Nhưng những phần như nền móng nhà xưởng thì vẫn được xây dựng theo kiểu truyền thống để đảm bảo độ vững chắc và an toàn. Có thể chia cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế thành các phần sau:
- Kết cấu móng.
- Nền nhà xưởng tiền chế.
- Cột và kèo.
- Cửa trời và mái.
- Xà gồ và hệ giằng.
- Mái tôn che phủ xung quanh.
Kết cấu móng nhà xưởng tiền chế
Tuy được lắp ghép cửa khung thép nhưng nhà xưởng tiền chế vẫn giữ kết cấu móng bằng bê tông cốt thép truyền thống. Phần móng có vai trò truyền tải trọng của cả nhà xưởng xuống phần đất bên dưới nên rất quan trọng.
Khi thi công nhà tiền chế có thể chọn lựa các kiểu móng như móng băng, móng đơn, móng cọc, móng bè tùy theo khu vực địa lý và tải trọng của nhà xưởng.
Khi thi công bê tông móng, các kỹ sư thường sử dụng bu lông móng (bu lông neo) để liên kết vào hệ thống thép móng được chắc chắn và chính xác. Các loại bu lông móng thường dùng là M24 và M27.
Công đoạn lắp bu lông móng cực kỳ quan trọng, yêu cầu tính chính xác cao vì đây là bước đảm bảo cho cả quá trình lắp đặt cấu kiện sau này có chính xác và dễ dàng hay không.
Nền nhà xưởng tiền chế
Nền nhà xưởng chịu tải trọng nên thường được đổ bê tông, bên dưới là cát đầm chặt và lớp base. Phụ thuộc vào tải trọng mà nền nhà xưởng tiền chế có độ dày tương ứng. Bên cạnh đó để đảm bảo bề mặt được sạch, bóng trong khi sử dụng, mặt nền được đánh bóng hoặc sơn epoxy.
Kết cấu chính của nhà xưởng khung thép tiền chế
Phần kết cấu chính của nhà xưởng tiền chế gồm cột và kèo. Bộ phận chính này được thiết kế để chịu lực và có độ vượt nhịp lên đến 100 mét theo yêu cầu của nhà xưởng công nghiệp.
Kèo, cột của nhà xưởng khung thép tiền chế được thiết kế dạng thép chữ H hoặc dạng dàn. Cột và kèo thường được liên kết bằng các bu lông chịu được cường độ cao và liên kết bằng bản mã.

Cửa trời và mái của nhà xưởng tiền chế
Cửa trời là nơi thông gió nên được đặt trên đỉnh nhà xưởng tiền chế. Phần mái sảnh có tác dụng che nắng che mưa tại các vị trí cửa ra vào, cửa sổ.
Xà gồ và hệ giằng mái
Xà gồ mạ kẽm có dạng chữ Z hoặc C được liên kết với khung chính có tác dụng đỡ mái tôn bên trên. Khoảng cách giữa các xà gồ từ 1 – 1,5 mét.
Hệ giằng cột, mái có tác dụng ổn định khung kết cấu chính trong quá trình dựng lắp và sử dụng nhà xưởng. Nếu không chú trọng phần này, có thể gây biến dạng nhà xưởng.
Tôn che xung quanh
Phần tôn che thường được sơn 1 lớp cách nhiệt tránh ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên với nhiệt độ nắng nóng quanh năm như nước ta, khi thi công thường bổ sung thêm lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt bằng túi khí để chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.
XEM THÊM: Tham khảo mẫu nhà tiền chế cấp 4 đẹp nhất 2020
Ưu nhược điểm của nhà xưởng khung thép tiền chế
Ưu điểm của nhà xưởng khung thép tiền chế:
- Tính linh hoạt trong công tác bố trí không gian.
- Thời gian thi công được rút ngắn.
- Khả năng chịu lực của nhà tiền chế tốt.
- Chi phí thi công rẻ hơn nhà bê tông cốt thép.
- Công trình nhà xưởng tiền chế thân thiện với môi trường.
Nhược điểm:
- Dễ bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.
- Chịu nhiệt, chịu lửa kém.
- Cần phải có kỹ thuật lắp ráp chuyên nghiệp và chắc chắn.

Các bước thi công nhà xưởng tiền chế
Một công trình nhà xưởng khung thép tiền chế cần trải qua 3 giai đoạn để hoàn thành:
- Giai đoạn 1: thiết kế phương án thi công, vật liệu cần sử dụng. Bản vẽ thiết kế thường bao gồm bản vẽ kiến trúc, bản vẽ bố trí điện nước và phần kết cấu.
- Giai đoạn 2: thi công cấu kiện cột, dầm, sàn, xà gồ, … tại nhà xưởng.
- Giai đoạn 3: thi công lắp dựng các cấu kiện thép ngoài nhà xưởng.
Lời kết
Nhà xưởng khung thép tiền chế dần dần trở thành giải pháp cho bài toán chi phí và thời gian thi công của nhà bê tông cốt thép truyền thống. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn về nhà xưởng tiền chế, hãy liên hệ với Đại Nam qua hotline 0909680522, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
- Công ty Xây Dựng Đại Nam
- Phone: 0909 680 522 Mr Nam
- Email: xaydungdainamvn@gmail.com