Khi thi công hồ cá cần chú ý đến nhiều yếu tố trong đó có việc phủ lớp chống thấm cho bể cá. Điều này quyết định đến sức khỏe của những con cá và tuổi thọ của hồ.
Vậy thi công chống thấm hồ cá cần sử dụng vật liệu và phương pháp như thế nào để phù hợp với đặc điểm vị trí đặt hồ? Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác!
Nội dung bài viết
Tại sao nên xử lý chống thấm cho bể cá trước khi đưa vào sử dụng?
Những con cá bơi trong nước cũng như con người sử dụng hồ bơi, nếu bể không sạch sẽ gây hại đến cho sinh vật nuôi. Khi đặt hồ cá âm vào sàn nhà hoặc ngoài sân vườn sẽ tiếp xúc trực tiếp với đất.
Nếu không có lớp chống thấm, nước trong hồ sẽ bị thoát ra ngoài và tạo đường đi cho những sinh vật gây hại cho cá. Ngoài ra, có lớp chống thấm sẽ giảm công việc vệ sinh hồ và không cần thay nước thường xuyên. Đó là lý do nên chống thấm cho bể cá trước khi đưa vào sử dụng.
Các phương pháp chống thấm hồ cá hiệu quả hiện nay
Trên thị trường cung cấp rất nhiều loại vật liệu chống thấm bể cá. Mỗi loại có một tính chất, đặc điểm khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng loại bể. Tính chất của vật liệu sẽ tương ứng với phương pháp chống thấm trong thi công.

1/ Sử dụng màng tự dính
Chống thấm hồ cá bằng màng tự dính là lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng được sử dụng phổ biến. Đặc biệt với các hạng mục sửa chữa bể cá đã bị thấm dột thì đây là phương pháp tiết kiệm thời gian nhất. Bởi màng tự dính có nhiều ưu điểm nổi trội trong việc chống thấm nước:
- Màng tự dính không cần thêm bước gia công nhiệt, khò nóng.
- Chống thấm tốt, thời hạn sử dụng cao
- Thi công ổn trên mọi bề mặt, độ bám cao
- Tiết kiệm chi phí và thời gian thi công ngắn hơn phương pháp khác.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp sử dụng màng tự dính là tại các vị trí gồ ghề và các đoạn chồng mép thì kỹ thuật xử lý chưa thực sự hoàn hảo.
2/ Sử dụng màng khò nóng chống thấm
Khác với màng tự dính, màng khò nóng sẽ mất nhiều thời gian thi công hơn. Bởi nó cần đến công đoạn gia công nhiệt để vật liệu khô và bám chặt vào bề mặt bê tông.
Đây là vật liệu có khả năng chống cả tia UV và chống thấm triệt để. Màng có đặc tính cơ học cao, độ bền tốt, chịu được nhiệt độ cao, tăng tuổi thọ của hồ cá.
3/ Sử dụng phụ gia chống thấm hồ cá Sika
Chống thấm hồ cá Koi cần sử dụng phương pháp chống thấm tốt để bảo đảm môi trường nước đáp ứng điều kiện sống của chúng. Chất phụ gia Sika tồn tại ở dạng lỏng nên khi thi công dễ dàng thấm đều lên lớp bê tông. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng.
- Tuổi thọ cao
- Công dụng chống thấm tuyệt đối
- Không yêu cầu kỹ thuật cao
- Thi công 2 lớp bền chắc
- Bao phủ đều mọi bề mặt
Vì tính chất của chúng cần thời gian để khô nên thời gian thi công kéo dài. Cần nhiều chi phí thi công côn trình.
3/ Sử dụng sơn chống thấm
Sơn chống thấm Kova ở dạng lỏng nên tương thích với nhiều bề mặt vật liệu. Khi phủ xuống nền sẽ tạo lớp chống thấm bền bỉ, bám dính cực tốt. Phù hợp với thời tiết tại Việt Nam.
+ Chống thấm hiệu quả tuyệt đối
+ Ngăn chặn tình trạng đóng rêu
+ Chịu được nắng nóng, bức xạ mặt trời
+ Đảm bảo không trơn trượt khi vệ sinh bể.
Một số quy trình chống thấm cho bể cá phổ biến nhất tại nhà
Quy trình chống thấm bể cá bằng chất phụ gia Sika
Chống thấm hồ cá Koi hoặc các loại cá cảnh khác thường được các chủ nhà chọn phương pháp chống thấm bằng phụ gia lỏng Sika. Đẩy lùi thời gian cải tạo hồ, đảm bảo nguồn nước trong hồ không bị nhiễm bẩn do thẩm thấu từ lòng đất. Những đoạn lồi lõm cũng được thấm đều hiệu quả. Vật liệu này có thể chống ăn mòn, kháng hóa chất và chất thải.
Các bước chống thấm bằng chất phụ gia Sika
- Bước 1: Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ lòng bể. Để khô tự nhiên hoặc sử dụng máy làm nóng để mọi vị trí khô ráo.
- Bước 2: Bắt đầu quét lớp chống thấm đầu tiên từ dưới lên đều khắp bể. Dùng lu lăn sơn để ép chặt vật liệu lên bê tông nhằm tăng độ bám. Đợi sau khoảng 2 – 4 tiếng để lớp thứ nhất khô, sau đó tiếp tục quét lớp thứ 2.
- Bước 3: Lớp chống thấm đã khô, bạn có thể quét sơn màu đen hoặc xanh dương để trông thẩm mỹ hơn.
Quy trình chống thấm bằng sơn chống thấm
Vật liệu này được sử dụng phổ biến vì độ bám tốt, không kén vật liệu. Công năng của nó không thua kém phương pháp chống thấm bằng Sika.
Các bước chống thấm bằng sơn Kova
- Bước 1: Trộn vữa với dung dịch chống thấm và phủ đều lên bề mặt bể. Đây là bước tạo lớp chống thấm cơ bản cho bể nhằm phát huy khả năng chống thấm tốt nhất.
- Bước 2: Lát gạch từ tâm bể lên thành bể. Chú ý trát vữa đều ở mọi vị trí để bề mặt sau đó không bị vênh. Gạch khô sẽ thực hiện trát lớp vữa đầu tiên. Sử dụng lưới gia cố lực và trát lớp vữa tiếp theo đã trộn với dung dịch chống thấm.
- Bước 3: Pha xi măng vào nước ở dạng sệt, đổ lên bề mặt và dùng bay để tạo ra lớp phủ mịn. Việc này sẽ ngăn chặn nước thẩm thấu vào thành bể.
Lời kết
Hồ cá không chỉ và hạng mục trang trí nhà ở mà đôi khi nó còn có tác dụng giúp tăng thêm vượng khí, hóa giải hung khí. Giúp cho các thành viên trong gia đình được thuận hòa, sung túc. Vì vậy hồ cá cần phải được chăm chút để tạo môi trường thuận lợi giúp đàn cá phát triển, sinh sôi, mang lại điềm lành cho gia đình.
Ngược lại nếu không thực hiện việc chống thấm hoặc chống rêu, vi sinh vật có hại sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Khiến hồ bị rò rỉ, rong rêu phát tán làm ô nhiễm nước, cá trong hồ cũng vì vậy mà khó sống. Ảnh hưởng phong thủy rất nhiều.
Bạn nên tìm hiểu các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chống thấm hồ cá uy tín, chuyên nghiệp. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp thi công tốt nhất cho hồ cá nhà bạn.
Mọi chi tiết về Phương pháp &quy trình chống thấm hồ cá hiệu quả, chuyên nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm qua Công ty xây dựng nhà ở Đại Nam để biết thêm chi tiết.
- Địa chỉ: 102/63 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. HCM
- Email: xaydungdainam@gmail.com
- Phone: 0909680522 – Mr Nam
- Công ty Xây Dựng Đại Nam
- Phone: 0909 680 522 Mr Nam
- Email: xaydungdainamvn@gmail.com